Đăng nhập
 
 
anh_nen_watermark.990
vietnam-flag THI LÝ THUYẾT LÁI XE B2 ONLINE  Thi lý thuyết lái xe trực tuyến     Thông báo mới nhất THAM GIA DIỄN ĐÀN CÙNG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HỌC LÁI XE CHIA SẼ KINH NGHIỆM HỌC & THI BẰNG LÁI XE.      Thông báo mới nhất GIẢM 1000.000₫ KHI ĐĂNG KÝ HỌC LÁI XE B1 - B2 - C.Hot
THÔNG BÁO
2. Thông báo khoá học lái xe ô tô  MỞ LỚP THỰC HÀNH MỚI 

Hướng dẫn lái xe 11 bài thi sát hạch lái xe trong sa hình đỗ 100%

Suốt quá trình học lái xe qua các lớp đào tạo lái xe ô tô học viên học lái xe ô tô đều được học lái xe B1, B2 và C qua các quy trình: học lái xe ô tô căn bản, học lái xe ô tô trong sân sa hình, học lái xe ô tô ngoài đường trường... và hơn hết là thời gian chờ đợi ngày được thi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô ( GPLX ) chính thức cũng sẽ tới. Vậy các học viên học lái xe ô tô đã chuẩn bị như thế nào trước khi kỳ sát hạch cấp GPLX quan trọng nhất trong suốt khóa học lái xe ô tônày.
Sau đây là hướng dẫn căn bản cho học viên thi sát hạch lái xe ô tô B1, B2, C cách thi sát hạch, quy trình thi sát hạch lái xe ô tô trong hình, các bài thi sát hạch lái xe trong hình một cách đơn giản dễ hiểu nhất để học viên học lái xe ô tô nắm rõ và vận dụng vào kỳ thi sát hạch cấp GPLX của mình.

CHIA SẼ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÁI XE SÁT HẠCH TRONG THI SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ B1, B2, C

Khi bạn tập lái đã tương đối ổn rồi thì vấn đề quan trọng nhất khi thi sát hạch là giữ bình tĩnh. Bạn nào tư vấn cho bạn uống 1 ly rượu trước khi sát hạch cũng được đó, tuy nhiện bạn phải là người không đỏ mặt khi uống rượu và nhớ nhai thêm singum cho bớt mùi, đồng thời cũng giảm cảm giác căng thẳng. Khi lên xe, làm các động tác chuẩn bị xong, bạn nên hít thở thật sâu, điều này làm giảm cảm giác hồi hộp. Lúc xuất phát bạn phải lưu ý xem chân côn của chiếc xe đặt nông, sâu ra sao.
Điều này rất quan trọng, khi đề pa, đối với người mới tập lái. Ở bài dừng ngang dốc và đề pa đi tiếp, bạn nên đỡ côn và giữ ga, để động cơ làm việc tốc độ khoảng 2000 vòng/phút để xe bò lên dốc từ từ. Khi ngang điểm đánh dấu (đã được hướng dẫn), bạn đạp hết côn và phanh chân, kéo hết phanh tay (nếu sợ đè vạch, bạn hạy dừng non một chút, chấp nhận mất 5 điểm ở đây để tránh rớt).
Chuyển chân phải để lên ban đạp ga, thả từ từ chân côn, khoảng 1/2 khoảng cách hoặc ngắn, dài hơn tùy theo cảm giác bạn đã thấy khi xe bắt đầu xuất phát (côn ra), khi thấy tiếng máy xe hơn lịm đi, đầu xe có xu hướng chìm xuống, đuôi xe ngóc lên (côn đã bắt đầu bám), bạn giữ nguyên côn và đạp chân ga lên khoảng 2.500-3.000v/p (ga vào), đồng thời bấm nút hãm đầu cần phanh tay, kéo thêm về sau, trước khi đẩy hết về trước (nếu đẩy ngay về trước dễ bị cứng, nặng, làm bạn lúng túng).
Khi xe bắt đầu chuyển động, bạn nhả từ từ hết côn và thêm ga, xe qua dốc dễ dàng mà không chết máy hoặc chồm hay vượt quá vòng tua. Nếu ga trước, côn sau là ngược quy trình và hay bị vượt vòng tua do côn chưa bám nên máy chạy không tải. Bình tĩnh, tự tin, làm đúng quy trình như trên, bạn chắc chắn qua bài đề pa.
Ngoài ra còn có những bài thi phụ là Dừng xe nguy hiểm và Cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Tôi nghĩ rằng bí quyết lớn nhất của thi lái xe trong sa hình là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, vào chuồng), có thời gian căn chỉnh bánh phải đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe tập lái và thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn. Nếu đỡ côn rồi mà xe có chỗ vẫn còn nhanh thì rà phanh, tức là đạp phanh khoảng một nửa cho xe đi chậm hơn. Đỡ được côn và rà được phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.

Theo thông tư số 58/2015/TT - BGTVT đã ban hành thì bắt đầu từ ngày 01/04/2016 sẽ áp dụng thêm phần thi mới vào quy trình sát hạch lái xe ô tô hạng B1, B2 và C bài thi " Ghép Xe Vào Nơi Đỗ Theo Chiều Ngang " ( Ghép Song Song ). Bài thi này từ trước tới nay chỉ áp dụng cho sát hạch lái xe hạng D và E. Theo quy trình thi sát hạch lái xe mới có thêm 1 bài thi sát hạch nữa là 11 bài thi sát hạch lái xe ô tô B1, B2 và xe tải hạng C theo sắp xếp sau.

1. Xuất phát
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề-pa lên dốc)
4. Đi xe qua hàng đinh
5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
9. Tăng tốc, tăng số
10. Ghép xe vào nơi đỗ theo chiều ngang ( còn gọi là ghép song song )
11. Kết thúc

Cùng 3 bài thi phụ:

1. Tình huống khẩn cấp
2. Dừng xe trước đèn tín hiệu khi qua ngã 4
3. Lái xe ngoài đường trường

CÁC BÀI THI SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ B1, B2 , C TRONG SA HÌNH

Bài 1. Xuất phát
Yêu cầu của bài này là khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái (với ý nghĩa là xe chuẩn bị đi ra làn đường bên ngoài, hoà vào dòng xe trên đường). Có chỗ yêu cầu phải tắt xi-nhan đúng lúc, để xi-nhan bật lâu quá trừ 5 điểm. Có chỗ yêu cầu trước khi xuất phát về đưa số về 0, khi cho lệnh xuất phát mới vào số 1 để đi.
Trước lúc xuất phát, khi mới lên xe, bạn cần kiểm tra lại ghế ngồi xem có phù hợp với người không, nếu cần thiết thì chỉnh xa vành tay lái hoặc gần lại để đạp hết được côn, phanh, ga. Kiểm tra hai gương sao cho nhìn thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường.
Khi có lệnh xuất phát, bạn vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi. Khi đèn xanh trong xe tắt hoặc khi qua vạch xuất phát rồi thì tắt xi-nhan. Khi xe đã đi, bạn có thể nhả hết côn ra cho xe tự bò, không cần đặt chân vào bàn đạp ga. Nhưng theo tôi, bạn không nên nhả hết mà cứ đỡ côn ở mức một nửa để xe đi chậm, chuẩn bị vào bài 2.

Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Yêu cầu của bài này là dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường vằn dành cho người đi bộ. Đỗ già quá (chạm vào vạch trắng) hoặc non quá (quá xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm. Các sân thi thường "giúp" học viên bằng cách đánh dấu sẵn bằng vạch đỏ trên vỉa ba-toa hoặc ngay trên mặt đường. Vạch đỏ trên vỉa ba-toa để chỉ khi vai người lái xe đến ngang vạch đó thì phải dừng. Còn với vạch đỏ trên mặt đường thì phải nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ chừng hơn gang tay là dừng. Hoặc người lái cũng có thể lấy cột biển báo hiệu người đi bộ trồng bên phải đường để làm cột mốc dừng cho mình.
Sau khi xuất phát, bạn để xe đi chậm. Càng vào đến bài thi càng chậm, để khi bạn thấy đúng vị trí thì chỉ cần ấn nhẹ phanh là xe đã dừng ngay và dừng nhẹ nhàng (không giật nẩy lên).
Dừng xe xong, bạn lại nhả côn cho xe đi tiếp luôn. Dừng lâu quá 30 giây sẽ bị trừ điểm.

3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên
Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định (vượt sẽ bị loại ngay!), không bị tuột dốc quá 50 cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30 giây, không được tăng ga quá lớn (số vòng quay động cơ không quá 3 hoặc 4 nghìn vòng/phút). Chính vì nếu vượt quá vạch quy định là bị loại ngay nên nhiều người đành phải đỗ non khi chưa đến đúng vị trí, chấp nhận mất 5 điểm cho chắc ăn.
Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta-luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.
Nếu như ở bài 2, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài 3 thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2. Có hai cách:
Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường. Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lại thấy cách làm này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

4. Đi xe qua hàng đinh
Yêu cầu của bài này là hai bánh xe bên phải phải đi lọt qua một đoạn đường có bề rộng khoảng 30-35 cm. Nếu chạm vào mép bên nào cũng là bị trừ 5 điểm.
Khi rẽ vào đường đi hàng đinh, bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát vỉa ba-toa bên phải xe. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi thường kẻ sẵn vạch đánh dấu màu đỏ để giúp học viên căn đường. Vạch này bằng với mép ngoài của hàng đinh. Vì vậy, nếu bánh xe cách vạch đỏ khoảng 10-15 cm thì nhiều khả năng xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép hai bên.
Ngoài việc nhìn gương phải, bạn cũng phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch đánh dấu trên vỉa ba-toa trước mặt. Vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch đỏ, nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch ra hoặc chệch vào.

5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)
Yêu cầu của bài này là khi cho xe đi không bị chạm vạch ở gần vỉa hè hai bên đường, nếu chạm vạch trừ 5 điểm.
Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái. Đi từ từ và trả lái, đến khi người ngang với vỉa ba-toa vuông góc bên phải thì lại đánh hết lái sang phải. Qua khỏi điểm vuông góc thứ hai, nhớ trả lái cho xe thẳng.
Để có thể đánh hết lái và trả lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập cho thuần thục động tác xoay vô-lăng. Phương pháp hiện nay là khi rẽ bên phải thì tay trái sẽ là tay chính, không rời khỏi vô-lăng trong suốt lúc xoay, còn tay phải chỉ dùng để kéo vành lái phía bên phải nhằm hỗ trợ khi tay trái di chuyển xuống điểm dưới của vô-lăng (lúc đó lực xoay của tay trái không được mạnh). Đối với rẽ trái thì quá trình ngược lại, tay phải là tay xoay chính, tay trái hỗ trợ. Khi trả lái cũng tương tự.

Bài 6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
Yêu cầu của bài này giống bài 5.
Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Các lái xe có câu “Tiến bám lưng, lùi bám bụng”, có nghĩa là khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phía đường cong dài hơn. Như vậy, khi vào đường chữ S, bạn cho xe bám sát về bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên, sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

Bài 7. Ghép xe vào nơi đỗ (lùi chuồng)
Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ (chuồng), không chạm vạch và tiến ra khỏi chuồng. Không được để xe chèn lên vỉa ba-toa, nếu không sẽ bị loại.

Khi bắt đầu rẽ vào khu vực chuồng, bám sát lề đường bên trái. Đi chậm. Khi người đi ngang qua cửa chuồng thì đánh hết lái về bên phải. Khi thấy xe ở khoảng 45 độ so với đường ngang cửa chuồng thì dừng xe, trả lái cho bánh xe thẳng. Vào số lùi.
Nhiều người sợ bài này vì không biết lúc nào nên đánh lái sang trái để xe vào đúng cửa chuồng. Do vậy, bạn phải chỉnh gương sao cho nhìn được chỗ bánh sau bên trái xe tiếp xúc với mặt đất. Lùi thẳng xe cho đến khi thấy chỗ bánh sau này cắt ngang đường vạch trắng bên trong chuồng kéo dài ra thì đánh hết lái sang trái, nhiều khả năng xe sẽ vào đúng cửa chuồng.
Còn nếu không, ngay từ khi xe bắt đầu lùi, bạn đã đánh lái sang trái một chút. Khi xe lùi một đoạn, vào gần cửa chuồng hơn thì nhìn qua gương, bạn có thể hình dung vị trí tương đối của xe so với cửa chuồng, từ đó quyết định lùi thẳng tiếp, đánh thêm lái sang trái hoặc sang phải.
Khi xe đã vào đến cửa chuồng và thân xe song song với hai bên chuồng, trả lái sang phải cho bánh xe thẳng. Nếu chưa quen, trước khi trả lái, bạn dừng hẳn xe lại rồi mới xoay tay lái (gọi là đánh lái chết). Lùi từ từ thẳng vào chuồng cho đến khi nghe hiệu lệnh “Đã kiểm tra” thì dừng lại. Về số 1 và tiến ra khỏi chuồng.
Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.
Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa chuồng, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến lên phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa chuồng, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào chuồng. Thà bị trừ điểm do chèn vạch hoặc thực hiện bài thi lâu quá 2 phút còn hơn là bị loại do chèn lên vỉa ba-toa!

Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

Bài 9. Thay đổi số trên đường thẳng
Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc độ trên 20 km/h trướcbiển báo 20 màu xanh (biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20 km/h trước biển báo 20 màu trắng (biển báo tốc độ tối đa không quá 20 km/h).
Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Nhấn ga để xe tăng tốc. Qua biển “Tăng số, tăng tốc”, bạn đạp côn, vào số 2. Xong nhả côn ra, lại nhấn ga tiếp. Qua biển 20 màu xanh, đạp cả côn và phanh cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1. Nhả phanh, rồi nhả côn từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.
Chú ý là bạn không thể cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

Bài 10: Ghép Xe Vào Nơi Đỗ Theo Chiều Ngang ( đỗ song song )
Trước hết ta cần phải quan sát đường biên, vạch vàng chạy theo chiều dọc đường biên, vạch cảm biến ( màu đen ) của khu đỗ xe trong bài thi khi cho xe đi vào khu đỗ của bài thi.
Cảm biến báo " bắt đầu bài thi ghép xe vào nới đỗ theo chiều ngang" Ta cho xe đi vào song song với khoảng trống của khu đỗ xe cho xe đi qua khoảng trống để đỗ xe tới cây cộ biển báo, ta chú ý cây cột gắn biển hình chữ nhật " Nơi đỗ xe " màu nền xanh. cho xe đi tới cột biển báo đó, chú ý khoảng cách của xe với đường biên khoảng 70cm - 80cm. cho xe tới khi nhìn vai của mình ngang với cây cộ biển báo đó. Ta đánh vô lăng lái sang phải và tiến hành lùi xe khi xe nằm ở góc 45 độ với đường thẳng bên trong của khoảng đỗ thì dừng xe lại .
Các điểm ta cần để ý để thi tốt bài thi này
Tiếp đến ta đánh vô lăng sang trái khoảng nửa hành trình vô lang và từ từ lùi vào khu đỗ, chỉnh cho xe vào đúng vị trí cần đỗ, nếu khi lùi xe vào khu đỗ ta thấy bánh sau bên phải vào sâu hoặc sát với vạch cảm biến màu đen thì ta chuyển sang số tới rồi đánh vô lăng sang phải và nhích tới trước sao cho xe song song với đường thẳng bên trong và song song với vạch vàng, vạch cảm biến. Ta lùi xe vào vị trị yêu cầu.

Cảm biến xác nhận đã vào đúng vị trí ta đợi cảm biến báo xong ta chuyển sang số tới đánh vô lăng sang trái cho xe từ từ ra khỏi khu đỗ xe và tiếp đến bài thi " qua ngã tư có đèn tín hiệu "
Chú ý: Bài thi này chỉ có 2' để hoàn thành, quá 2' sẽ bị chấm rớt, Làm sai quy trình cũng chấm rớt, để bánh xe cán lên vạch cảm biến màu đen cũng bị chấm rớt. Mong mọi người chú ý.

Bài 11. Kết thúc
Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).

Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dùng ngón giữa tay trái giữ cần xi-nhan để không cho cần này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.
Chú ý: Ngoài 11 bài thi sa hình trên, còn có 3 bài thi phụ. Gọi là phụ, nhưng bạn cũng có thể mất điểm ở những bài này không khác bài chính.


Chúc bạn sớm lấy được Giấy phép lái xe

Mục lục bài viết

Đánh giá

Bình luận bài viếtBÌNH LUẬN BÀI VIẾT NÀY

➡ BIỆT DANH

Nội dung

 

Chưa cập nhật

khuyến mãi học lái xe ô tô ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI GIẢM 1000k Đăng ký ưu đãi 1000k

Thời gian còn lại

Gọi nhanhHoặc gọi: 0938.38.1159
 
Khoá học lái xe ô tô
Học lái xe B2
Tra cứu thông tin giấy phép lái xe
tracuu_phat_nguoi.200
GỬI YÊU CẦU
Họ & tên:
Email:
Điện thoại:
Lựa chọn khóa học
Chọn gói học
Chọn nơi học
 

logo-1.50.100

© 2012-2022 Dạy Lái Xe Đại Phúc TPHCM
Thiết kế & Phát triển bởi Noname

DMCA.com Protection Status

Mobile version

Đối tác: KIA-HUYNDAI-HONDA-TOYOTA-MAZDA...

Gọi ngay 0938 38 1159 ( Tư vấn )

dathongbaobocongthuong
ĐỊA CHỈ TT

995 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Q. Tân Bình. TP HCM.

THỰC HÀNH LÁI XE

Các sân tập của TT tại TPHCM.

LỊCH LÀM VIỆC

Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 19h00
Chủ Nhật:10h-16h.

Ngày lễ đóng cửa

Tự tạo website với Webmienphi.vn